Bảo tồn và nhân giống Sâm_Ngọc_Linh

Sau khi dược tính và tác dụng đối với sức khỏe của sâm Ngọc Linh được công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, những năm 80 của thế kỷ XX, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên và vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh còn đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Theo dược sĩ Đào Kim Long thì ngay cả dân Hàn Quốc, Nhật Bản, xứ sở của sâm, cũng qua đây tìm cho được sâm Ngọc Linh để chữa bệnh.[4] Việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum dần cạn kiệt, kéo theo hàng ngàn hecta rừng nguyên sinh bị tàn phá nặng nề.

Trước nguy cơ tuyệt chủng của giống sâm quý, Chính phủ Việt Nam đã quyết định thành lập vùng cấm quốc gia ở khu vực có sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, đồng thời xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán bất hợp pháp.[cần dẫn nguồn]

Để bảo vệ và phát triển cây thuốc này cùng một số cây dược liệu khác, Trại dược liệu Trà Linh được thành lập tại Quảng Nam. Tính đến tháng 4 năm 1987, trại đã thu được 53,3 kg thân rễ, trồng được 81.000 cây sâm và đến tháng 9 nǎm 1992 trại đã có 100.000 cây. Từ nǎm 1985, Trại đã áp dụng các biện pháp bón phân và chǎm sóc để tǎng nǎng suất thân rễ, tǎng tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ cây sống.[cần dẫn nguồn]

Từ tháng 1 năm 1995, công việc nghiên cứu gieo trồng sâm Ngọc Linh được tiến hành một cách có hệ thống hơn tại Trại Dược liệu Trà Linh, với việc nhân giống bằng cây lai hữu tính và vô tính, gia tăng diện tích trồng, vận động bà con dân tộc thiểu số trong vùng nhận giống về nuôi. Kết quả của những nỗ lực từ Trại Dược liệu đã giúp tăng số lượng hạt đậu trên cây, tỷ lệ nảy mầm của hạt cao đến 75% khi gieo trồng và tỷ lệ cây sống khi trồng đại trà lên tới 95%. Đặc biệt, với việc áp dụng thành công phương pháp nhân giống vô tính bằng cách ươm đoạn đầu của thân rễ trong túi polyethylen hoặc ươm trên đất mùn cho tỷ lệ sống và đâm chồi tới 65%. Cây nhân bản vô tính mọc khỏe, nhanh, ra hoa sớm và năng suất thân rễ và củ cao hơn so với cây mọc từ hạt.[cần dẫn nguồn]

Đến nay, trại Trà Linh đã quản lý điểm trồng sâm trên 3ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50-70 ngàn cây giống mỗi năm. Trong khi đó, tại Kon Tum, lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000 mét vuông cây sâm ở xã Măng Ri (huyện Đăk Tô) nhưng trồng chưa đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên trước mắt còn chưa sản xuất được giống.[cần dẫn nguồn]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sâm_Ngọc_Linh http://www.nhansamngoclinh.com/tintuc/phan-biet-nh... http://www.ars-grin.gov/cgi-bin/npgs/html/taxon.pl... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta... http://www.vncreatures.net/chitiet.php?page=1&loai... //dx.doi.org/10.11646%2Fphytotaxa.277.1.4 http://www.eol.org/pages/1153389 http://www.ipni.org/ipni/idPlantNameSearch.do?id=9... http://www.irmng.org/aphia.php?p=taxdetails&id=107... http://wcsp.science.kew.org/namedetail.do?name_id=... http://www.plantsoftheworldonline.org/taxon/urn:ls...